5 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG
Tay chân miệng là bệnh thường ở gặp ở trẻ nhỏ, bệnh có tỷ lệ gây nhiễm người qua người rất cao, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Nếu không được phát hiện kịp thời để chữa trị và chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách thì rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác dẫn đến tử vong.

Với những trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ (chỉ có
mụn nước và loét miệng), có thể chăm sóc và theo dõi điều trị tại nhà.

Ba mẹ cần
chú ý những điều cần làm
sau để con nhanh khỏe.

Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng thìa mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.

Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

Người chăm sóc và nhà có trẻ nhỏ chưa bị cần
chú ý vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang…

Nếu con đã đi khám bác sĩ và được kê
thuốc uống thì cần tuân thủ uống theo đơn
thuốc.
Ngoài ra, ba mẹ vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn, có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được; tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

Theo dõi sát tình trạng bệnh
trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh. Bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng vi rút có thể còn tồn tại trong phân vài tháng
sau. Nên ba mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để theo dõi thêm tình trạng bệnh lý đã lành hẳn chưa?

Trong trường hợp bé có biểu hiện sốt cao kéo dài, lơ mơ, li bì, vật vã, hay giật mình thì đây là dấu hiệu biến chứng của bệnh tay chân miệng. Ba mẹ đừng chần chừ, nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Hãy share bài viết này để nhiều Mom cùng biết và phòng tránh nhé.